Thông qua việc hút máu từ người này sang người khác muỗi lây truyền dịch sốt rất nhanh. Bất kỳ ai cũng có thể bị muỗi đốt và bị nhiễm vi rút sốt xuất huyết. Muỗi vằn là loại muỗi duy nhất lây truyền vi rút sốt xuất huyết rất nguy hiểm cho con người. Cách tiêu diệt muỗi vằn hiệu quả nhất ? Làm gì khi bị muỗi vằn đốt? Là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm. Nhưng những biểu hiện đầu tiên khi bị muỗi vằn đốt thì sẽ ra sao?. Xin mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Muỗi Aedes gây bệnh
Muỗi Aedes aegypti, hay còn gọi là muỗi vằn do có vằn trắng trên cơ thể, sống trong nhà, gần khu vực có nhiều người. Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết gồm hai loài của chi Aedes, đó là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Trong đó Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu.
Một số nơi trú ngụ, đậu lại ưa thích của chúng là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm treo cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, tủ, hốc, gậm giường, sau rèm. Do đó, khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và ủ bệnh, truyền bệnh cho người khác cũng tăng lên. Muỗi thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu, chỗ tối trong nhà. Chúng ít khi đậu trên tường. Ở những nơi đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài ăn thịt khác, giúp chúng sống lâu hơn.
Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong suốt nhiều tháng. Trong suốt vòng đời, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng. Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực quanh nhà có nước đọng như (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng,…). Trứng nở khi tiếp xúc với nước.
Muỗi Aedes hoạt động vào thời gian nào?
Aedes aegypti hiện đã tiến hóa thành loài hút máu ngắt quãng, đặc biệt thích đốt nhiều người trong thời gian hút máu. Muỗi cái Ae.aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Điều này khiến Aedes aegypti trở nên có khả năng gây dịch cao. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 – 5 ngày.
Muỗi Aedes aegypti là loài hoạt động hút máu vào ban ngày. Tuy nhiên chúng vẫn hoạt động hút máu suốt cả ngày, thậm chí vào ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp). Thời gian cao điểm đốt người của nó là vào lúc sáng sớm lúc mặt trời mọc và chiều tối trước hoàng hôn, đặc biệt là vào khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn.
Trong một số trường hợp bắt buộc, ví dụ như do công việc, người ở những nơi ẩm thấp, ánh sáng kém trong khoảng thời gian này cần mặc áo dài tay, sử dụng kem thoa,… để hạn chế nguy cơ bị muỗi cắn. Chính vì vậy, để phòng tránh bị muỗi cắn, mọi người không nên ở những nơi tối, cây cối rậm rạp trong khoảng thời gian này, cũng như không nên để trẻ chơi đùa ở đây.
Mối hiểm họa từ muỗi vằn?
- Muỗi vằn cực kỳ nguy hiểm cho con người chúng đã gây ra đại dịch sốt xuất huyết. Muỗi phát triển mạnh vào mùa hè, cần có những biện pháp để diệt, phòng ngừa muỗi ngay. Khiến hàng trăm người phải nhập viện mỗi ngày và hàng trăm người tử vong mỗi năm.
- Muỗi có tên khoa học là Aedec, người có khoang đen trắng rõ rệt nên gọi là muỗi vằn. Muỗi thường hút máu người vào ban ngày và hoạt động mạnh vào thời gian từ 18h – 6h sáng. Muỗi chủ yếu sống ở trong nhà, gần nơi người ở chúng ẩn nấp trong các góc tối.
- Chúng bị nhiễm virút Dengue và Zika khi đốt những người bị bệnh và truyền sang cho những người khác bằng cách đốt họ Không giống như các loại muỗi khác, muỗi vằn không mang sẵn mầm bệnh trong người, chúng cũng là đối tượng nhiễm bệnh và truyền bệnh cho người khác.
Sơ cứu khi bị muỗi vằn đốt
Những vết mẩn đỏ luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu, đó là quá trình amin sinh học histamine giải phóng trong cơ thể để phản ứng lại với nước bọt của muỗi được truyền vào cơ thể thông qua quá trình hút máu gây nên. Cho dù là muỗi vằn hay các loại muỗi khác, phản ứng đầu tiên khi bị muỗi đốt sẽ là ngứa. Hầu hết các bạn bị muỗi đốt đều cảm thấy ngứa, rát, mẩn đỏ, phát ban, sưng tấy. Theo phản ứng các bạn sẽ dùng tay gãi cho đỡ ngứa, càng gãi càng thấy ngứa nhiều hơn. Gãi đến mức bong da, chảy máu vẫn không hết ngứa, điều này sẽ khiến bạn bị: nhiễm trùng da, lở loét chảy mủ…
Tốt nhất bạn nên rửa phần da bị đốt với xà phòng và nước lạnh đầu tiên để giảm ngứa cũng như giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh từ muỗi. Vậy nên, nếu bạn tiếp tục gãi, bạn sẽ càng cảm thấy ngứa hơn do sự gia tăng phản ứng histamine. Nếu không, hãy thử sử dụng đá lạnh để làm dịu vết muỗi đốt bớt ửng đỏ và sưng tấy. Sau đó bạn có thể bôi thuốc trị côn trùng cắn lên phần da bị đốt.
Sau khi bôi thuốc lên vết chích, hãy quan sát xem cơ thể của bạn có gặp triệu chứng nào bất thường không vì không phải loại muỗi vằn nào đốt cũng gây ra bệnh sốt xuất huyết hay virút Zika.
Các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết.
Nếu sau 24h bị muỗi đốt cơ thể bạn có những biểu hiện sau đây:
Giai đoạn 1: Giai đoạn sốt và xuất huyết nhẹ chưa nguy hiểm đến tính mạng
- Xuất hiện nhiều nốt đỏ li ti dưới da ở: tay, chân, bụng cổ và mặt giai đoạn này chưa nguy hiểm đến tính mạng.
- Từ 24 -48h cơ thể bị sốt cao trên 39-40 độ, kèm theo đau đầu, buồn nôn nhức mỏi.
Giai đoạn 2: Giai đoạn xuất huyết chuyển biến nặng rất nguy hiểm cho tính mạng.
- Từ ngày thứ 3-7 cơ thể đã hạ sốt hoặc hết sốt.
- Đau ngực, khó thở bụng to nhanh, trướng bụng, đau hạ sườn phải…đây là những biểu hiện của hiện tượng: tràn dịch màng phổi, màng bụng và suy giảm chức năng gan,
- Xuất huyết niêm mạc biểu hiện chảy máu ở mũi, chân răng, tiểu ra máu,
- Xuất huyết nội tạng, phổi và não kèm biểu hiện: ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, kinh nguyệt kéo dài hoặc chu kỳ kinh sớm….
Các bạn bị sốt và có những biểu hiện như giai đoạn 1 hãy đi đến bệnh viện khám, điều trị ngay lập tức. Đây là những biểu hiện và biến chứng cơ bản của bệnh sốt xuất huyết khi bị muỗi vằn đốt.
More Stories
Khám phá cách diệt rệp trắng bằng nước rửa chén
Tất tần tật cách diệt kiến sinh học an toàn hiệu quả
Tìm hiểu 5 loại thuốc diệt gián Đức